Vai trò thuyết trung tính Thuyết_tiến_hóa_trung_tính

  • Ngay từ khi mới ra đời, các tác giả của thuyết này đã khẳng định rằng nội dung của thuyết chỉ áp dụng cho quá trình tiến hóa ở cấp độ phân tử, còn quá trình tiến hóa ở cấp độ cá thể và quần thể là theo kiểu hình thì vẫn phải chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên như Charles Darwin đã chỉ ra. Nghĩa là thuyết tiến hoá trung tính không mâu thuẫn cũng như không bác bỏ học thuyết chọn lọc tự nhiên, mà chỉ bổ sung và mở rộng ở cấp độ phân tử.
  • Một trong những vai trò quan trọng nữa của thuyết này là khẳng định rằng: quá trình tiến hóa không nhất thiết phải lúc nào cũng dẫn đến sự phức tạp hoá các sinh vật, cũng như không nhất thiết phải sinh ra "cái" có lợi thay cho "cái" có hại.
  • Mặc dù vẫn còn một số người chưa chấp nhận thuyết này, nhưng hầu hết các nhà sinh học tiến hóa hiện nay đều chấp nhận thuyết tiến hoá trung tính và đồng ý rằng cả hai học thuyết là tương thích và bổ sung cho nhau, phản ánh sự tiến hoá phức tạp và đa dạng trong lịch sử tự nhiên.
  • Tomoko Ohta là người chịu ảnh hưởng nhiều của Motoo Kimura đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các đột biến trung tính cũng như thuyết tiến hoá trung tính của người thày. Vai trò lớn nhất của thuyết này là đã góp phần đáng kể cho sự hình thành và phát triển của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Ngoài ra, nó giúp giải thích một số hiện tượng thực tế quan sát được.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyết_tiến_hóa_trung_tính http://evolution.berkeley.edu http://www.evolution.berkeley.edu/evolibrary/artic... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/504979 //doi.org/10.1038%2Fscientificamerican1179-98 //www.jstor.org/stable/24965339 //www.worldcat.org/issn/0036-8733 https://www.nature.com/scitable/topicpage/neutral-... https://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1979SciAm.241e..... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK2267/